HOIDAPNHANH.ORG là nơi bạn có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời từ các thành viên khác của cộng đồng.
0 phiếu
216 lượt xem
trong Văn hóa - Xã hội bởi
đã tag lại

2 Câu trả lời

0 phiếu
bởi

Sốt là điều hoàn toàn bình thường ở người lớn và trẻ em. Khi cơ thể bị viêm nhiễm, virus thì sẽ sinh ra sốt. Sốt nhẹ do viêm họng hay cảm thường không cần đi bệnh viện và có thể khỏi hoàn toàn trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, sốt cao liên tục ở trẻ em (nhiệt độ cơ thể hơn 39, 40 độ thì gọi là sốt cao) có thể là dấu hiệu báo một bệnh nguy hiểm, vậy khi trẻ gặp tình trạng này các bậc cha mẹ cần phải làm gì, mời các bậc phụ huynh tham khảo hướng dẫn sau nhé.

1. Hơn 38 độ C mới gọi là sốt

Sờ thấy trán con nóng ran, bạn cuống cuồng lục tìm nhiệt kế. Và khi nhiệt kế (đo ở tai) chỉ đến con số 37.2°C, bạn quýnh lên lục tìm thuốc hoặc tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ?

Thực tế, trong trường hợp này bé thậm chí còn chưa đủ điều kiện để được coi là sốt. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất, nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thay đổi trong khoảng 37°C đến dưới 37.8°C.

Nhiệt độ cơ thể trẻ em, cũng như nhiệt độ cơ thể người lớn, có thể tăng nhẹ vì nhiều lý do, từ vận động đến tắm nước ấm hay mặc quá nhiều đồ. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng vào chiều tối và hạ vào sáng sớm.

Trẻ chỉ bị #sốt khi:

– Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38°C

– Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8°C

– Nhiệt độ ở nách cao hơn 37°C

– Nhiệt độ ở tai cao hơn 38°C. (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi)

– Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8°C. (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).

2. Đo nhiệt độ ở hậu môn là chính xác nhất

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt, bạn có thể đo nhiệt độ ở nách, tai… Nhưng cách tốt nhất để có được nhiệt độ chính xác là sự dụng nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ ở hậu môn của bé.

Nhiệt kế trực tràng mới cho nhiệt độ cơ thể chính xác. Nhiệt kế nách, trán và tai vẫn bị sai số – thường cho kết quả cao hơn thực tế, do vậy, việc sử dụng chúng có thể gây căng thẳng không cần thiết cho cha mẹ.

3. Sốt là một phản ứng của sự khỏe mạnh

Sốt là cách cơ thể bé chống lại những ‘kẻ xâm lược’ và đây thực sự là dấu hiệu của sự khỏe mạnh. Vì vậy, khi bé sốt ở mức độ vừa phải, bạn cũng không nên quá lo lắng não bộ của chúng bị tổn thương.

4. Rất nhiều bà mẹ không biết cách xử lý đúng khi con bị sốt

Khi trẻ bị sốt, nước trong người có thể mất đi do sự đổ mồ hôi. Và tay chân cũng lạnh hơn bình thường. Nhiều mẹ thấy thế vội quấn con thật kỹ. Đây là sai lầm vô cùng nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Tốt nhất, để hạ sốt cho trẻ, trước tiên nên khuyến khích chúng uống nhiều nước. Quần áo nên hạn chế tối đa vì hầu hết nhiệt độ sẽ thoát qua da. Không nên quấn, mặc đồ cho trẻ quá dày vì có thể là nguyên nhân khiến sốt cao hơn.

Nếu trẻ cảm thấy lạnh hoặc run rẩy, hãy đắp cho trẻ một chiếc khăn mỏng. Khi nhiệt độ thấp hơn 39°C (102F) thì chỉ cần xử lý như trên, thuốc hạ sốt ở trường hợp này là không cần thiết.

Nếu trẻ #sốt trên 39°C có thể sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn:

Acetaminophen: Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể được cho uống acetaminophen (tylenol). Cho uống đúng liều lượng thuốc với cân nặng của trẻ mỗi 4 – 6 giờ. Liều lượng acetaminophen được tính dựa trên cân nặng.

Ví dụ: từ 15 – 20 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ. Không được cho trẻ uống acetaminophen hơn 5 lần/ ngày.

Ibuprofen: Ibuprofen (advil, motrin) được cho phép sử dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Một lợi thế của ibuprofen là tác dụng (6–8h) kéo dài hơn acetaminophen (4-6h). Cho đúng liều lượng dành cho cân nặng của trẻ mỗi 6-8 tiếng. Liều lượng của Ibuprofen là 5-10mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.

Lưu ý: Dụng cụ định lượng của sản phẩm này không được dùng cho sản phẩm khác.

Tránh dùng aspirin: Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em (dưới 21 tuổi) không được dùng aspirin điều trị sốt. Aspirin được dùng trong các bệnh nhiễm virus, như là bệnh thủy đậu hay cảm cúm, được cho là có liên quan đến một bệnh nặng hơn được gọi là Hội chứng Reye (phù não và suy gan). Nếu nhà bạn có trẻ con, hãy cảnh báo trẻ không dùng aspirin.

0 phiếu
bởi

Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa Nhi bệnh viện Nhi Đồng, trẻ bị sốt cao liên tục 40 độ ở Việt Nam thường mắc các bệnh sau đây:

1. Trẻ bị #sốt do viêm họng cấp:

Viêm họng cấp thường khởi phát đột ngột, trẻ bị sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan.

Viêm họng cấp do virus thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Nhưng nếu viêm họng do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, trẻ sẽ bị sốt cao, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Việc điều trị phải dùng kháng sinh mới có hiệu quả.

Biến chứng của bệnh viêm họng cấp

Nếu viêm họng cấp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm tai, mũi, phế quản…

Ở trẻ em, khi bị viêm họng cấp, ngoài những biến chứng kể trên, nguy hiểm nhất là có thể gây bệnh thấp tim ở trẻ em. Liên cầu khuẩn gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim.

Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác.

Điều trị viêm họng cấp

– Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân.

– Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và nên tăng cường nhiều vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Khi súc họng cần lưu ý, trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha rồi mới súc họng. Để súc họng, cần ngửa cổ ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, sau khi đẩy hơi hết, đầu trở lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 – 4 lần nữa với nước muối mới.

2. Trẻ bị sốt siêu vi:

Siêu vi tác động vào cơ thể làm trẻ sốt cao 39 – 40 độ C và có những biểu hiện khác như:

Đường hô hấp: trẻ ho, hắt hơi, sổ mũi, họng đỏ

Đường tiêu hóa: biếng ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy không máu có thể có nhầy hoặc bón. Bệnh rầm rộ từ 3 đến 5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh bình thường.

Qua da: phát ban, xuất hiện 2 – 3 ngày sau khi sốt. Phát ban toàn thân gây ngứa, đôi khi có chấm xuất huyết nhỏ thường gặp ở mặt trong cánh tay, mặt trong đùi. Khi xuất hiện ban thì trẻ bớt sốt.

Các nơi khác:

– Hạch to ở vùng đầu, cổ, có thể đau hoặc sờ thấy.

– Đỏ mắt và có ghèn, có cảm giác nóng ở hai hố mắt.

– Đau nhức:

Trẻ nhỏ: quấy khóc.

Trẻ lớn: than đau khắp thân, đau hai bên thái dương và sau gáy. Trẻ ngại vận động nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, không vật vã.

Nếu không được khám và điều trị kịp thời bệnh nhi sẽ gặp nhiều nguy hiểm có thể gây tử vong như gặp trong bệnh sốt xuất huyết, viêm phổi do siêu vi cúm, viêm não, viêm cơ tim…

Chú ý: Người lớn ít bị nhiễm siêu vi hơn trẻ con vì lúc nhỏ đã từng mắc bệnh này rồi nên đã có miễn dịch.

Lời khuyên

Các loại kháng sinh không phải là biện pháp loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

Cần đưa trẻ đến khám tại các trung tâm y tế khi có một trong các dấu hiệu sau đây để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả nặng nề.

– Trẻ sốt cao khó hạ, sốt cao co giật

– Trẻ lơ mơ, ngủ nhiều li bì, khó đánh thức

– Nôn ói nhiều, không ăn uống được

– Tiêu ra máu

– Thở mệt, tím tái

– Xuất hiện những chấm xuất huyết ở da

3. Trẻ bị sốt do sởi

– Trẻ sốt cao kèm dấu hiệu viêm long như: ho, sổ mũi, mắt đỏ.

– Nổi nốt Koplix (nốt trắng kích thước nhỏ bằng đầu kim ở niêm mạc má vùng răng hàm) thường xảy ra trước hay ngay ngày đầu ra ban và biến mất sau 24 đến 48 giờ

– Xuất hiện hồng ban, đầu tiên ở mặt sau đó lan đến thân và tay chân.

– Hồng ban sẽ thâm lại khi ban bay, để lại những vết thâm trên da được gọi là vết hằn da hổ, da có thể bong tróc nhẹ.

Trong giai đoạn này trẻ có thể xuất hiện các biến chứng kèm như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, loét miệng, viêm não, mờ giác mạc, thở rít do viêm thanh quản, suy dinh dưỡng nặng.

Thường chẩn đoán có thể trên lâm sàng là:

– Trẻ sốt và hồng ban toàn thân.

– Kèm một hay nhiều dấu hiệu: ho, chảy mũi, mắt đỏ.

Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định sởi phải có 3 yếu tố: sốt, phát ban và tìm thấy kháng thể IgM kháng vi-rút sởi trong máu.

4. Trẻ bị #sốt do viêm tai giữa

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

– Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…

– Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

– Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Tóm lại tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

– Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

– Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

– Không kêu đau tai nữa.

Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với 1 dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.

Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai – xương chũm mạn tính, dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.

5. Trẻ bị #sốt phát ban

Sốt phát ban thông thường: sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bị phát ban, đây là hồng ban dạng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể của trẻ và sau khi bay thường không để lại dấu tích gì trên da trẻ.

– Phát ban do sởi với tiến trình rất đặc trưng: lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là ban dạng sẩn (ban gồ lên mặt da), khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da rất đặc trưng thường gọi là “vằn da hổ”. Đặc biệt trẻ bị nhiễm sởi thường có một trong 3 triệu chứng đặc trưng đi kèm đó là triệu chứng chảy nước mũi, ho hay dấu hiệu mắt đỏ.

Không có câu hỏi liên quan nào được tìm thấy

13.7k câu hỏi

5.1k trả lời

79.3k bình luận

1.9k thành viên

Thành viên tích cực
Trong tháng:
    Diễn đàn đô thị Văn Phú

    Danh hiệu gần đây

    Popular Question
    - thaoly -
    Regular
    - vandynalla -
    Famous Question
    - diemmy -
    Popular Question
    - vanphong -
    Popular Question
    - hoainhan -
    Popular Question
    - Đặng Anh Tuấn -
    32 Online
    0 thành viên và 32 khách
    Tổng truy cập
    12241199
    ...