HOIDAPNHANH.ORG là nơi bạn có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời từ các thành viên khác của cộng đồng.
+1 phiếu
216 lượt xem
trong Văn hóa - Xã hội bởi

1 câu trả lời

0 phiếu
bởi

Thị giác

Cho trẻ xem các sách có nhiều tranh, sách bằng hình ảnh. Đưa trẻ đến trước bảng chữ cái, mỗi ngày một chữ, đọc đi đọc lại nhiều lần cho trẻ nghe. Cho trẻ đứng trước gương và tập nói chuyện với mẹ.

Hàng ngày dẫn trẻ đi dạo, giới thiệu cho trẻ xem các con vật ưa thích, các phương tiện đi lại. Giấu đồ chơi của trẻ bên dưới hộp rồi để trẻ tự tìm ra, có thể dùng 2 chiếc hộp và đố trẻ lấy đúng.

Thính giác

Bắt chước tiếng kêu của các con vật và để trẻ nhặt đúng tấm card có hình con vật đó. Hỏi những câu hỏi như: Mắt con đâu? Tai con đâu? và dạy trẻ dùng tay chỉ. Thời kỳ này trẻ có thể phân biệt được các bộ phận của cơ thể. Dạy trẻ những hiểu những câu từ cơ bản như: đưa cho mẹ cái gì, cái đó không được.

Thời kỳ này trẻ hay đập, vỗ mọi thứ, bất kể là gì. Có thể thử cho trẻ chơi những đồ có tính chất cơ khí, ví dụ như món đồ mà hễ lắc là phát ra tiếng kêu, hoặc khi ấn vào sẽ có âm thanh. Cũng có thể chơi trò bắt chước tiếng mẹ hay tiếng các con vật…

Xúc giác

Cho trẻ một tờ giấy để vo tròn lại, hoặc cho trẻ chơi với giấy bóng kính. Động tác vo tròn giấy sẽ tập cho trẻ dần dần biết vẫy tay, ấn nút, vỗ tay…
Dạy cho trẻ nhặt những món đồ nhỏ để luyện cách cầm nắm bằng ngón cái và các ngón khác. Điều này rất quan trọng vì chỉ có con người mới làm được.

Tri thức

Dạy trẻ cách thao tác những đồ chơi đơn giản. Đặt một chiếc hộp âm nhạc trước mặt trẻ, lên dây cót, để hộp xoay rồi quan sát xem khi chiếc hộp dừng lại trẻ sẽ làm thế nào. Buộc đồ chơi trong chiếc khăn tay và quan sát trẻ. Tiếp theo buộc một bộ phận của đồ chơi. Sau đó giấu vào hộp, giấu dưới gậm bàn… Đầu tiên trẻ sẽ chưa biết tìm ra vật bị giấu, nhưng dần dần sẽ làm được. Có rất nhiều trò chơi theo kiểu đó. Hãy thử để trái bóng từ chỗ trẻ không với tới lên bàn tay và mang đến gần trẻ. Để đồ chơi lại gần chân trẻ trong khi trẻ đang ngủ. Nếu đồ chơi để ở chỗ cao hơn trẻ có lấy được không? Trẻ có giẫm vào đồ chơi không? Đổi món đồ gần chân trái, rồi chân phải xem sao…

Dạy trẻ bắt chước theo mẹ. Bắt chước há miệng, vỗ tay, xoa tay, nắm tay thành nắm đấm, gõ 2 món đồ vào nhau… Thử cho trẻ chơi trò xếp gạch lên cao, cao bằng mẹ chẳng hạn. Để chiếc gối chắn trước bức tường vừa xếp xem trẻ sẽ làm gì. Để đồ chơi ở cạnh bàn, rồi chắn cái gối giữa trẻ và đồ chơi, nếu trẻ đẩy mạnh cái gối thì đồ chơi sẽ rơi mất. Nhiều lần như vậy thì trẻ sẽ biết cách lấy gối một cách khéo léo.

Giấu đồ chơi dưới 3 món đồ khác trẻ cũng tìm được. Đầu tiên trước mặt trẻ úp cái bát lên món đồ, trẻ sẽ lấy được ngay. Phủ thêm chiếc khăn giấy lên trên, trẻ vẫn lấy được. Tiếp tục giấu dưới tạp dề của mẹ để trẻ tìm. Khi trẻ biết lấy đồ dưới 2 món khác thì 3 món trẻ cũng sẽ làm được. Hãy ghi nhớ lại xem khi nào trẻ làm được những việc đó.

Vận động

Cho trẻ đu xà.
Với trẻ biết đi thì cho trẻ đi thật nhiều.
Cho trẻ leo lên cao, đá những quả bóng to, ném bóng nhỏ.

Chữ và ngôn ngữ

Đây là thời kỳ quan trọng nhất cho việc phát triển từ vựng. Từng bước hướng dẫn để trẻ biết làm theo lời mẹ nói. Về con chữ thì trẻ có thể nhớ được 1 chữ, từ đó cho trẻ chơi trò tìm xem chữ đó nằm ở đâu. Khi trẻ nhớ được chữ thì viết chữ đó vào tấm card, rồi từ đó gia tăng dần số tấm card. Tấm card không phải để cho trẻ đọc mà là để cho trẻ nghe hiểu. Nếu trẻ chưa nhớ được cũng không cần sốt ruột, có khi để nhớ được chữ phải mất cả nửa năm. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng vào sự tiến bộ của trẻ, và điều quan trọng là không được từ bỏ.

Không có câu hỏi liên quan nào được tìm thấy

13.7k câu hỏi

5.1k trả lời

79.3k bình luận

1.9k thành viên

Thành viên tích cực
Trong tháng:
    Diễn đàn đô thị Văn Phú

    Danh hiệu gần đây

    Regular
    - vandynalla -
    Famous Question
    - diemmy -
    Popular Question
    - vanphong -
    Popular Question
    - hoainhan -
    Popular Question
    - Đặng Anh Tuấn -
    Famous Question
    - thanhmai24 -
    22 Online
    0 thành viên và 22 khách
    Tổng truy cập
    12237303
    ...