HOIDAPNHANH.ORG là nơi bạn có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời từ các thành viên khác của cộng đồng.
+1 phiếu
452 lượt xem
trong Văn hóa - Xã hội bởi
đã tag lại

1 câu trả lời

+1 phiếu
bởi
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi
 
Trả lời hay nhất

1. Một số mô hình giáo dục sớm trên thế giới

Từ những kết quả nghiên cứu về não bộ kỳ diệu của trẻ sơ sinh và lứa tuổi mầm non, trên thế giới đã xuất hiện cuộc chạy đua áp dụng các phát hiện mới về bộ não để phát minh ra những công nghệ giáo dục nhằm kích hoạt tiềm năng của não bộ từ những năm đầu tiên của cuộc đời, chuẩn bị cho chiến lược giáo dục thế kỷ XXI. Đã có những công trình nghiên cứu nổi tiếng về giáo dục đào tạo trẻ thông minh sớm, về giáo dục não phải, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; trong đó phải kể đến những người đi tiên phong trong cuộc cách mạng giáo dục sớm với những tên tuổi nổi tiếng xuất thân từ các nước Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đó là:

- Giáo sư #Shichida Makoto (Nhật Bản) đã chủ trương tiến hành một “cuộc cách mạng về giáo dục bán cầu não phải” nhằm phát triển hết tiềm năng của bản cầu não phải. Ngày nay, đã có hàng trăm cơ sở giáo dục của Shichida trên toàn nước Nhật Bản và các nước khác như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Úc, Mỹ, Canada,… Những thành quả của ông đang giúp cho hàng ngàn các cha mẹ và trẻ em phát triển nền tảng cho những thành công trong tương lai.Phương pháp giáo dục của #Shichida Makoto cũng đã được ứng dụng cho cả những người trưởng thành.

- Giáo sư Glenn Doman (Mỹ), với phương pháp glenn doman  nhằm khơi dậy và phát triển trí thông minh của trẻ nhỏ được hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản: (1) kỹ năng đọc, (2) khả năng toán học và (3) năng lực nhận thức sâu và rộng. Ông tin rằng “học Đọc” là cơ sở của mọi sự học tập, lĩnh hội tri thức và sự thành công. Theo ông, dạy học cho một em bé 6-24 tháng tuổi ở nhà dễ dàng hơn dạy em bé 6 tuổi ở trường.

- Trung Quốc đi sau Mỹ, Nhật, nhưng với khát vọng vươn lên của một quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, trường phái giáo dục sớm của giáo sư Feng De Quan, với “Phương án 0 tuổi” (gọi tắt là PA0T), là phương án khai mở trí thông minh và những tố chất tiềm ẩn của trẻ ngay từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi. Ông theo đuổi một lý tưởng cao cả, đó là “Biến gánh nặng dân số thành nguồn tài nguyên nhân tài vô biên, biến sự khó nhọc trong nuôi dạy con cái thành niềm hạnh phúc vô bờ bến”, và với mục tiêu nâng cao tố chất cho trẻ nhỏ. Cho đến nay, đã đào tạo được hàng triệu trẻ em thông minh, tài năng, trở thành làn sóng giáo dục sớm tại quốc gia này.

- Ở Hàn Quốc, dịch vụ giáo dục cho trẻ mầm non tại gia đình đang được các bậc cha mẹ đầu tư mạnh mẽ; và hiện nay đang xuất hiện các mô đun đi sâu vào từng lĩnh vực giáo dục sớm như toán, ngôn ngữ, hội họa, âm nhạc… và cho ra hàng loạt các sản phẩm thành công nghệ giáo dục có bản quyền và đã gia nhập vào thị trường giáo dục ở Việt Nam.

- Tại Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã nhanh chóng áp dụng các nghiên cứu về não, áp dụng chương trình Giáo dục não phải vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của tất cả các lứa tuổi, và để bổ sung và tăng cường hiệu quả của các chương trình giáo dục mà hầu hết trẻ em đã có thể được tham gia. Họ mở rộng dần dịch vụ đến các thị trường nước ngoài với tên gọi “Cuộc Cách mạng não bộ – Brain Revolution”.

Mục tiêu của phương pháp giáo dục sớm không phải để nhồi nhét tri thức mà giáo dục phải góp phần kích hoạt được các năng lực thiên bẩm của trẻ. Để có năng lực thiên bẩm chúng ta phải cung cấp cho trẻ môi trường phát triển tốt với các yếu tố kích thích cần thiết cho sự phát triển. Ngày xưa, giáo dục tập trung vào việc nuôi dưỡng những con người tốt để có thể đóng góp cho gia đình, cho xã hội. Ngày nay, giáo dục mới chỉ là để vượt qua các kỳ thi và chỉ chú trọng khả năng học tập ở trường. Nói cách khác chúng ta nên xây dựng một nền giáo dục có thể đề cao ý chí của từng cá nhân.

Với thành tựu nghiên cứu và thực thi hơn 50 năm qua của giáo dục sớm thế giới, có thể khẳng định quốc gia nào nhận thức được cơ hội và thắng lợi trong “Cuộc Cách mạng mềm” giáo dục sớm thì chỉ trong vòng 30 năm thôi quốc gia đó không chỉ thay đổi vận mệnh cho dân tộc mình mà sẽ góp phần to lớn thay đổi thế giới trong thế kỷ XXI.

2. Giáo dục sớm, nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ

“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái Chân và thực hành cái Thiện .”

(Vijaya Lakshmi Pandit)

Bất kể bậc cha mẹ nào cũng đều mong muốn cho con mình có một sự phát triển toàn diện cả về trí tuệ cũng như nhân cách. Mỗi chúng ta ai cũng nghĩ rằng, chỉ khi trẻ lớn biết nhận thức thì nhân cách mới được hình thành. Tuy nhiên những nghiên cứu về bộ não ở trên cũng đã chỉ ra rất rõ ràng tiềm năng vô hạn của bộ não. Mỗi tế bào thần kinh của não liên kết với 5000 tế bào khác. Càng nhiều nhánh và liên kết giữa các tế bào thì não phát triển càng hoàn hảo, những thông tin, thậm chí phức tạp cũng được truyền đi nhiều hơn, nhanh hơn.

Giai đoạn từ khi sinh ra đến 6 tuổi, đặc biệt trước 3 tuổi là thời gian não của trẻ phát triển nhiều nhất. Những năm đầu tiên của cuộc đời đặt nền tảng cho sự phát triển trí tuệ của tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. Từ lúc thụ thai, các tế bào thần kinh của não phát triển nhanh hơn bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể của trẻ. Tốc độ phát triển này của não vẫn được duy trì tới năm 6 tuổi: khi mới sinh kích thước não là 25% kích thước não người lớn, 1 tuổi là 50%, 2 tuổi là 75% và đến 3 tuổi não bé đã phát triển bằng 90% não người lớn.

Não người lớn chứa hơn 100 tỉ nơ-ron thần kinh, phần lớn trong số đó được hình thành trong suốt 5 tháng đầu tiên trong bụng mẹ. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những tế bào thần kinh mới sẽ được hình thành trong suốt cả cuộc đời – nhưng chỉ với số lượng đủ để thay thế những tế bào đã chết. Mỗi tế bào thần kinh của não liên kết với 5000 tế bào khác. Càng nhiều nhánh và liên kết giữa các tế bào thì não phát triển càng hoàn hảo, những thông tin, thậm chí phức tạp cũng được truyền đi nhiều hơn, nhanh hơn. Thế nên:

“SỬ DỤNG HOẶC MẤT ĐI” Não của trẻ sẽ được uốn nắn trong quá trình trưởng thành. Ở giai đoạn đặc biệt từ 0 đến 6 tuổi trẻ nên được kích thích đúng cách và đầy đủ, nếu không, sự phát triển bình thường sẽ mất đi. Một thử nghiệm cơ bản: những chú mèo con bị bịt mắt từ khi mới sinh, sau vài tháng chúng được cho phép nhìn, kết quả là chúng không thể nhìn thấy ngay. Lý do là não của chúng đã không có cơ hội để kích thích phát triển những tế bào thần kinh thị giác.

“KHÔNG CÓ GÌ NGUY HIỂM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN NÃO CỦA TRẺ BẰNG SỰ THIẾU KÍCH THÍCH” Trong một nghiên cứu, những chú chuột con mới sinh được chia ra làm 2 nhóm. Nhóm đầu tiên được đưa vào một nơi có rất nhiều đồ chơi và chướng ngại vật, nhóm thứ 2 được đưa vào một nơi trống trải. Sau 80 ngày, những chú chuột ở nhóm 1 sở hữu những bộ não có vỏ não nặng hơn (phần điều khiển trí nhớ và nhận thức), những tế bào thần kinh lớn hơn và mạng lưới các tế bào phức tạp hơn.
Chính vì vậy việc tác động đúng cách vào đúng thời kì phát triển của bộ não theo các phương pháp Giáo dục sớm là cách tốt nhất được khoa học kiểm nghiệm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách con người.

Không có câu hỏi liên quan nào được tìm thấy

13.7k câu hỏi

5.1k trả lời

79.3k bình luận

1.9k thành viên

Thành viên tích cực
Trong tháng:
    Diễn đàn đô thị Văn Phú

    Danh hiệu gần đây

    Regular
    - vandynalla -
    Famous Question
    - diemmy -
    Popular Question
    - vanphong -
    Popular Question
    - hoainhan -
    Popular Question
    - Đặng Anh Tuấn -
    Famous Question
    - thanhmai24 -
    26 Online
    0 thành viên và 26 khách
    Tổng truy cập
    12238270
    ...