HOIDAPNHANH.ORG là nơi bạn có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời từ các thành viên khác của cộng đồng.
0 phiếu
463 lượt xem
trong Cuộc sống - Giải trí bởi (3.7k điểm)

3 Câu trả lời

0 phiếu
bởi

Uống nhiều nước

Cơ thể bị mất nước sẽ khiến vết thương trở nên đau đớn và khó lành hơn. Và việc bổ sung nước sẽ là cách điều trị hiệu quả.

Không ăn mặn

Để giảm những khó chịu và đau nhức do vết thương gây ra, bạn không nên ăn mặn, hạn chế các thực phẩm có tính axit. Thay vào đó nên ăn nhiều thức ăn mềm.

Không tự ý thoa thuốc vào vết thương

Khi bị 1 vết thương hở trên đầu gối hay cánh tay, đừng xoa bóp rượu hay thuốc vì chỉ làm vết thương thêm nặng, đặc biệt là các tổn thương do vi rút herpes.

Rửa tay trước và sau khi sờ vào vết thương

Luôn rửa tay sạch sẽ trước hoặc sau khi thực hiện vệ sinh vết thương, đặc biệt là các vết thương ở mặt hoặc môi.

Tránh chạm vào vùng bị thương nếu không có lý do

Luôn cố gắng không chạm vào vết loét bất cứ khi nào có thể để các tổn thương dần dần lành lặn và biến mất sau từ 1-2 tuần.

0 phiếu
bởi

Da của chúng ta được xem như một chiếc áo đặc biệt, vừa bảo vệ cơ thể trước những tác nhân vật lý, hóa học của môi trường như nhiệt độ, thời tiết, những va chạm trong sinh hoạt hằng ngày; vừa bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, các loại virut... Khi da bị tổn thương cơ thể có cơ chế tự nhiên, huy động mọi khả năng để vá da. Vết thương mau lành và không sẹo là ước muốn của hầu hết người bệnh. Vậy cần làm gì để giúp da mau lành và không có sẹo? Hiểu biết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Da lành sẹo như thế nào?

Da liền sẹo qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1, xuất huyết và viêm. Do chấn thương hay vết thương trên da làm cho các mạch máu của vết thương tạo tín hiệu báo động cho các tế bào tiểu cầu trong máu tập trung thành cục nút tiểu cầu. Những tế bào tiểu cầu này sẽ giải phóng ra chất trung gian để hình thành cục máu đông, đồng thời thu hút các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính, được xem như quân đội của cơ thể nhằm ngăn chặn việc xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Giai đoạn 2: Phát triển mô hạt gốc bao gồm các tế bào sợi và mạng lưới mạch máu tân sinh nhờ sự di chuyển và tăng sinh các tế bào nội bì. Giai đoạn 3: Tái tạo biểu bì, đây là quá trình để vết thương lành hoàn toàn.

Nguyên nhân làm cho vết thương chậm lành là gì?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự lành sẹo của một vết thương nhanh hay chậm, xấu hay đẹp tùy thuộc vào nhiều yếu tố: kích thước và độ sâu của vết thương, vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu; vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn vết thương ít hay không bị bầm dập; vết thương sạch sẽ mau lành hơn vết thương bị nhiễm bẩn bởi đất cát, các dị vật khác; người cao tuổi; người bị suy dinh dưỡng như thiếu chất đạm, vitamin và chất kẽm; bệnh nhân mắc các bệnh: đái tháo đường, tăng năng vỏ thượng thận; người đang điều trị bằng thuốc có chất corticoid, hoặc dùng hóa trị bệnh ung thư, đang dùng thuốc chống đông máu...; người bệnh mắc bệnh của mô liên kết; bệnh nhân tim mạch; bệnh hô hấp mạn tính làm giảm cung cấp ôxy ở mô; bị rối loạn đông máu như bệnh giảm tiểu cầu, thiếu yếu tố VIII; vết thương ở cẳng chân thường chậm lành là do các mạch máu của chân bị hư hoại; bị nhiễm khuẩn vết thương; do điều trị tại chỗ không đúng, dùng chất ăn da; viêm da tiếp xúc, hoại tử da...

Sẹo lồi do đâu?

Các vết thương nhỏ, nông khi lành thường không để lại sẹo hoặc chỉ là sẹo nhỏ, mờ, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng đối với vết thương lớn, sâu khi lành thường gây ra 2 loại sẹo làm cho lớp da của cơ thể không lấy lại vẻ đẹp ban đầu, đó là sẹo phì đại và sẹo lồi.

Vậy sẹo phì đại là khi vết thương ở da lành sẹo sẽ phát triển bất thường làm cho vùng sẹo nhô cao lên, nhưng sau đó sẽ tự ngưng phát triển và một thời gian khá dài có thể trở lại kích thước ban đầu, sẹo dần xẹp xuống trở thành vết sẹo bình thường.

Sẹo lồi là những vết sẹo nhô lên khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng phải có thể gây đau, có khi gây ngứa, tồn tại mãi với thời gian, gây mất thẩm mỹ và hạn chế sự co giãn cũng như chức năng của da. Sẹo lồi thường hay gặp nhất ở vùng trước xương ức, mặt duỗi của tay, chân, mặt... Đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ về cơ chế sinh học của việc tạo sẹo lồi.

Làm gì để vết thương mau lành, không sẹo?

Muốn một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, vì vậy sau khi bị thương, bạn cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm khuẩn như chlorhexidin 5/10.000, dung dịch povidone iode, thuốc tím nồng độ 1/10.000... Không nên dùng cồn để rửa vết thương.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt: ăn đủ chất đạm như thịt, cá, trứng, các loại đậu... vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới làm nhanh lành vết thương. Máu là nguồn cung cấp protein, ôxy đến mô, đồng thời mang các chất thải bỏ ra khỏi vết thương, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến dọn dẹp các chất thải như xác vi khuẩn, xác các tế bào đã chết. Do đó bạn cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12... Các vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Kẽm có vai trò làm mau lành vết thương. Chất này có trong trứng, hải sản như nghêu, sò, ốc, hàu biển... Theo quan niệm dân gian, trong thời gian vết thương đang lành sẹo không nên ăn tôm cua cá biển, thịt bò, rau muống vì sợ bị sẹo lồi. Đến nay người ta vẫn chưa biết rõ cơ chế sinh học gây ra sẹo lồi, nhưng nhận thấy các vết thương ở vùng trước xương ức dễ bị lồi nhất; sẹo lồi có mang tính cơ địa của từng người... Bạn cũng nên tránh hút thuốc lá vì thuốc làm co các mạch máu, làm giảm sự tưới máu và giảm sự cung cấp ôxy đến mô nên làm vết thương lâu lành. Điều đáng mừng là hiện nay đã có thuốc điều trị sẹo lồi, sẽ giúp chúng ta giải quyết các sẹo lồi đáp ứng khá hoàn hảo nhu cầu thẩm mỹ.  

0 phiếu
bởi

Giữ sạch vết thương

Muốn một vết thương mau lành, điều kiện tiên quyết là vết thương phải sạch, vì vậy sau khi bị thương, bạn cần rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm khuẩn như chlorhexidin 5/10.000, dung dịch povidone iode, thuốc tím nồng độ 1/10.000... phải đảm bảo vệ sinh thật tốt, rửa vết thương bằng thuốc sát trùng; nếu không có thì dùng nước sạch rửa vết thương, có thể dùng nước đun sôi để nguội hay nước máy vô khuẩn.

Nên dùng các loại thuốc sát trùng thông thường hoặc xà phòng nhẹ rửa nhiều lần cho đến khi vết thương được làm sạch hoàn toàn. Không nên vì sợ đau hay vội vã mà bỏ qua giai đoạn này, bởi nó sẽ quyết định quá trình lành sẹo.

Băng bó đúng cách

Trước một vết thương chảy máu, bạn cầm phải cầm máu bằng miếng vải sạch, gạc trong 5-10 phút đến khi máu hết chảy. Nếu máu thấm ướt hết miếng gạc, bạn cũng không lấy ra mà tiếp tục dùng miếng gạc mới đè lên miếng cũ, vì nếu lấy ra có thể làm máu chảy nhiều hơn. Một vết thương nhỏ thường tự cầm máu sau thời gian ngắn. Một vết thương ở đầu, mặt, miệng... có thể chảy nhiều máu hơn, vì ở những vị trí này có nhiều mạch máu. Nếu vết thương ở tay hay chân bạn có thể nâng cao hơn vị trí của tim để tay chân của bạn giảm bớt chảy máu.

Ăn đủ dinh dưỡng cần thiết

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt bằng cách ăn đủ chất đạm như thịt, cá, trứng, các loại đậu... vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới làm nhanh lành vết thương. Máu là nguồn cung cấp protein, ôxy đến mô, đồng thời mang các chất thải bỏ ra khỏi vết thương, mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến dọn dẹp các chất thải như xác vi khuẩn, xác các tế bào đã chết.

Do đó, bạn cần chú ý ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12... Các vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn, làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Kẽm có vai trò làm mau lành vết thương. Chất này có trong trứng, hải sản như nghêu, sò, ốc, hàu biển...

Không bôi ôxy già bừa bãi

Ôxy già có tác dụng sát khuẩn sửa vết thương rất tốt nhưng chỉ dùng để diệt khuẩn khi vết thương mới xuất hiện, hay chỉ rửa sạch khi vết thương dơ nhờ khả năng ôxy hóa mạnh và tạo bọt đẩy những chất như cát, bụi, mủ, mô hoại tử từ trong các hốc sâu của vết thương ra ngoài. Phản ứng của ôxy già tạo ra ôxy nguyên tử có tính tẩy rửa và diệt khuẩn mạnh, đồng thời sinh nhiệt. Nhờ đặc tính này mà một vết máu dính trên áo quần hay vật dụng sinh hoạt dễ dàng bị tẩy trôi.

Không có câu hỏi liên quan nào được tìm thấy

13.7k câu hỏi

5.1k trả lời

79.3k bình luận

1.9k thành viên

Thành viên tích cực
Trong tháng:
    Diễn đàn đô thị Văn Phú

    Danh hiệu gần đây

    Popular Question
    - thaoly -
    Regular
    - vandynalla -
    Famous Question
    - diemmy -
    Popular Question
    - vanphong -
    Popular Question
    - hoainhan -
    Popular Question
    - Đặng Anh Tuấn -
    20 Online
    0 thành viên và 20 khách
    Tổng truy cập
    12241394
    ...